Trang Chủ » Du lịch » Những đặc sản phải trải nghiệm khi du lịch đến An Giang

Những đặc sản phải trải nghiệm khi du lịch đến An Giang

An Giang là một trong nhữung địa điểm du lịch miền Tây lý tưởng cho những ai muốn trải nghiệm cảm giác về sông nước hay đồng quê. Ngoài thiên nhiên và cảnh vật hữu tình thì nơi đây còn thu hút khách du lịch với muôn vàn đặc sản thú vị.

  1. Thốt nốt

Dừa Bến Tre, Thốt Nốt An Giang; không phải ngẫu nhiên mà chúng lại gắn liền với nhau như cặp trời sinh thế này. Âu cũng là thỗ nhưỡng An Giang quá phù hợp với loài cây thân thẳng có thể chịu ngập mặn chịu khô hạn tốt như Thốt Nốt. Loài này được trồng không chỉ vì hơp thổ nhưỡng mà còn vì công năng đa dạng: nước giải khát, làm đường, gi vị làm bánh. Nếu làm nước giải khát thì vị Thốt Nốt tươi mát hơn dừa, làm đường thì vị ngọt thanh hơn mía, làm bánh thì thơm bùi hơn cả hương liệu.

  1. Tung lò mò

Người Chăm ở An Giang có một món ăn rất ấn tượng có tên là “Tung lò mò”, tên gọi khác của món lạp xưởng bò. Đây là một món ngon độc đáo của đồng bào Chăm ở vùng đất An Giang – những người vốn không ăn thịt lợn mà chỉ ăn thịt bò.

“Tung lò mò” hấp dẫn người ăn từ công đoạn chuẩn bị nguyên liệu đến cách chế biến. Thịt bò nạc (thường là thịt lọc xương, nếu có thịt đùi thì là ngon nhất) khi mua về thì lọc bỏ hết gân, rửa sạch cắt mỏng, ướp muối, đường cát trắng, một ít phụ gia và thính (cơm nguội).

  1. Gỏi sầu đâu

Gỏi sầu đâu ở An Giang bắt nguồn từ món ăn của người dân Khmer sống dọc biên giới với Campuchia. Nguyên liệu làm gỏi sầu đâu bao gồm rau sầu đâu ( cây sầu đâu còn được gọi là cây xoan miền Tây) vị đắng. Kết hợp với các loại khô vị mặn ngọt cho ra tên gọi như gỏi sầu đâu cá sặt, gỏi sầu đâu khô cá lóc,… Món ăn này đã trở thành đặc sản của An Giang và gây thương nhớ cho bao người phương xa.

  1. Bún cá

Món bún cá Châu Đốc và bún cá Long Xuyên là món ăn trứ danh của vùng đất An Giang. Món ăn này được bán ở nhiều nơi nhưng ngon nhất là ở Châu Đốc, Long Xuyên và Tân Châu. Người dân ở đây quen gọi bún cá là bún nước lèo. Món bún cá ngon nhất là khi được nấu bằng cá lóc (cá quả), người ta có thể thay thế bằng cá kèo, tuy nhiên cá lóc làm cho món bún có hương vị đặc trưng.

  1. Cá lóc nước trui

Đây không chỉ là một món ăn trong bữa cơm hằng ngày mà còn là mồi nhậu rất “bén” mà cánh đàn ông đặc biệt yêu thích. Cá lóc dùng nướng trui phải là loại cá lóc đồng, thật tươi và đem rửa cho sạch bùn nhớt. Sau đó, người ta xuyên một que tre qua thân cá (mà không cần đánh vảy hay làm ruột) rồi cắm xuống đất, phủ rơm khô lên và châm lửa đốt.

Nướng cá phải chín vừa phải, sao cho vảy cá cháy đều nhưng không làm khét thịt cá. Khi cá vừa chín tới, phần vảy cá cháy được cạo bớt và trút ra khỏi que tre rồi thưởng thức. Cá lóc nướng trui ngon khi chín đều sẽ để lộ phần thịt trắng, khói bốc lên thơm phức. Ăn kèm là bánh tráng, bún tươi và các loại rau thơm, chuối chát, khế chua, đọt xoài, đọt cóc kèn… chấm kèm nước mắm chua ngọt, nước mắm me đều ngon hết sảy.

  1. Cà na

Người dân miền Tây không ai không biết cà na, nhắc đến đặc sản này, một sự gần gũi và thân quen lại cứ thế hiện lên. Bất kể bạn ở nơi đâu thì chỉ cần biết đến món ăn này, bạn sẽ cảm nhận được sự mộc mạc, dân dã cùng hương vị lạ lẫm của loại đặc sản An Giang.

  1. Bò bảy món

Thịt bò của vùng 7 – An Giang núi rất săn chắc và thơm ngon. Người ta sử dụng thịt bò để làm 7 món ăn bao gồm cháo đầu bò, bò đun bánh hỏi, lòng bò luộc, khìa bò, bò xào lá giang, bò bít tết và bò lúc lắc. Mỗi món ăn đều được chế biến cẩn thận với công thức riêng đảm bảo hương vị đúng chuẩn và độ mềm và vị béo ngọt của thịt vẫn được giữ nguyên.

Nếu có cơ hội đặt chân đến vùng đất 7 núi xinh đẹp thì đừng quên thưởng thức ngay 7 món đặc sản An Giang nổi tiếng này. Những món ăn này sẽ khiến cho chuyến du lịch An Giang của bạn trở nên thú vị hơn rất nhiều.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *