Trang Chủ » Tin Tức Khác » Trẻ em trong giai đoạn dậy thì cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào ?

Trẻ em trong giai đoạn dậy thì cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào ?

Có thể thấy, tình trạng trẻ suy dinh dưỡng, thiếu ăn dẫn đến còi cọc kém phát triển cả về kích thước lẫn trí tuệ đang là một nỗi lo rất lớn đối với các bậc cha mẹ hiện nay. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này phần lớn đó là do chế độ ăn không hợp lý, không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong các bữa ăn cho con trẻ.

Bên cạnh đó, do xu hướng gia đình bận rộn ngày một gia tăng, các bậc cha me thường phát cho con em của mình một số tiền tiêu rồi để mặc cho trẻ tự do ăn uống mọi thứ mà không cần biết những thực phẩm đó là gì và có hợp vệ sinh không ? Điều này dẫn tới rất nhiều hệ lụy nguy hiểm về sau cho con trẻ trong gia đình. Vì vậy, khi đã mang vai trò là một bậc cha mẹ, bạn cần phải hiểu rõ được thực đơn ăn uống dành cho con trẻ trong giai đoạn phát triển. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.

Thực đơn ăn uống dành cho trẻ trong giai đoạn dậy thì quan trọng như thế nào

Không giống với những độ tuổi khác, thực đơn của trẻ dậy thì quan trọng và cần phải được áp dụng hợp lý hơn rất nhiều bởi đây chính là giai đoạn phát triển quan trọng nhất trong vòng đời của con trẻ. Sau đây là những tiêu chí cần thiết trong mỗi bữa ăn dành cho trẻ :

1. Chất đạm

Tuổi dậy thì đi đôi với sự phát triển mạnh mẽ về thể chất và cơ bắp, do đó trong độ tuổi này trẻ cần phải được cung cấp nguồn chất đạm ở mức cao hơn so với người trưởng thành. Thành phần chất đạm cần nên ở mức từ 15 cho đến 20% trong mỗi bữa ăn hằng ngày là hợp lý.

Một số nguồn thực phẩm giàu đạm bao gồm :

.Các loại thịt gia súc : Thịt bò, cá, lợn ….

.Các loại đậu : Đậu xanh, đậu đỏ hay đậu nành.

.Thức uống : Sữa tươi, phô mai.

2. Chất béo

Bên cạnh chất đạm thì chất béo cũng là một trong những nguồn hợp chất rất cần thiết cho trẻ ở độ tuổi dậy thì. Tuy nhiên, bạn chỉ nên bổ sung cho con trẻ của mình nhóm chất béo không bão hòa, chứa nhiều trong các loại hạt ( như hạnh nhân, hạt phỉ,quả hồ dào, vừng) và điển hình là chất béo omega 3 và omega 6 trong cá trích, cá thu, … và đặc biệt bạn cũng cần nên lưu ý hạn chế chất béo bão hòa có nhiều trong mỡ và da động vật, có thể gây tăng cân béo phì.

Một số nguồn thực phẩm giàu chất béo bao gồm : Dầu lạc, ô liu, cá hồi, cá thu ….

3. Chất sắt

Bước vào tuổi dậy thì bé gái cần lượng sắt nhiều hơn bé trai do mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Nên bé trai chỉ cần 12 – 18mg sắt/ngày, trong đó, bé gái cần tới 20mg sắt/ngày. Chất sắt có nhiều trong các loại phủ tạng động vật như : thịt bò, gan, tim hay các loại đậu như đậu đỗ đều có nhiều vitamin C giúp hấp thu sắt tốt hơn… Nếu thiếu sắt, trẻ sẽ bị thiếu máu gây ra các triệu chứng mệt mỏi, hay quên, buồn ngủ, da xanh…

Một số nguồn thực phẩm giàu chất sắt : Thịt đỏ, lòng đỏ trứng, rau xanh …

4. Tinh bột

Chất bột: là nguồn dưỡng chất quan trọng đối với trẻ, trẻ cần ăn đủ lượng chất bột để cơ thể được phát triển toàn diện và tinh thần thoải mái. Nên lựa chọn những loại tinh bột có nhiều chất xơ để giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn, đồng thời cũng phòng chống bệnh béo phì ở trẻ tuổi dậy thì.

Một số nguồn thực phẩm giàu tinh bột bao gồm : Gạo, khoai, bột mì, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *