Trang Chủ » Mẹ & Bé » Top 4 căn bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa mưa và cách phòng ngừa hiệu quả

Top 4 căn bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa mưa và cách phòng ngừa hiệu quả

Mùa mưa đến là thời điểm mà trẻ dễ mắc bệnh nhất vì lúc này độ ẩm trong không khí thay đổi thất thường, tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn, vi nấm gây bệnh phát triển. Đây cũng là nỗi lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh vì phải tìm cách bảo vệ sức khỏe của con khi mà hệ miễn dịch của con vẫn còn rất yếu, chưa hoàn thiện. Dưới đây là 4 căn bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa mưa mà mẹ cần quan tâm để có thể phòng ngừa cho con, cùng tham khảo mẹ nhé.

Mùa mưa đến là thời điểm mà trẻ dễ mắc bệnh nhất vì lúc này là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn, vi nấm gây bệnh phát triển

  1. Các bệnh ngoài da

Rôm sảy: Rôm sảy là một trong những bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh xuất hiện phổ biến mỗi khi hè về. Nguyên nhân chủ yếu là do tuyến mồ hôi bị tắc. Thời tiết nóng bức khiến mồ hôi thay vì bài tiết ra ngoài thì ứ đọng lại cơ thể. Bất kỳ một đứa trẻ nào cũng có thể bị rôm sảy vậy nên cách tốt nhất là mẹ nên theo dõi thường xuyên và phòng ngừa để hạn chế tối đa khả năng bé gặp phải vấn đề này.

Cách phòng ngừa và điều trị khi bé bị rôm sảy:

– Mẹ nên cho bé mặc một lớp quần áp có chất liệu vải mềm, thoáng mát, thấm hút tốt.

– Khi thời tiết nắng nóng khiến trẻ ra mồ hôi nhiều, các mẹ hãy thay áo ngay.

– Nên tắm rửa bé hàng ngày với nước sạch, sau đó lau khô và thoa phấn rôm em bé để làn da bé luôn khô thoáng.

– Tuyệt đối không được tác động mạnh, làm trầy xước vùng da nổi rôm.

Rôm sảy ở trẻ

Bệnh chàm: Chàm là một căn bệnh phổ biến, chiếm 1/4 trong tổng số các bệnh về da liễu. Chàm cũng là một bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh phổ biến, kể cả khi trẻ dưới 6 tháng tuổi đều có thể gặp phải.

Một khi phát hiện bé bị chàm, hãy đưa bé đến bệnh viên da liễu để thăm khám. Các bác sĩ có thể cho bé dùng thuốc bôi có chứa dermoticoit để điều trị. Đồng thời, mẹ cần tắm rửa bé thường xuyên với nước ấm và chăm sóc, làm vệ sinh sạch sẽ cho bé.

Bệnh chàm ở trẻ

Lác sữa: Lác sữa là một bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh, xảy ra nhiều nhất vẫn là ở những bé trên 6 tháng tuổi. Bệnh thường xảy ra ở bé có cơ địa dễ dị ứng.

Khi mới phát bệnh, chúng ta dễ thấy những đốm đỏ li ti xuất hiện ở mặt, hai má. Về sau, lác sữa nổi thêm mụn nước và lan đến lưng, ngực và tay chân. Trường hợp nặng nhất là chúng chuyển sang nứt nẻ, đóng mày và có thể tróc vẩy bất cứ lúc nào.

– Khi phát hiện bệnh ở mức độ nhẹ, mẹ có thể tắm rửa cho bé hàng ngày với dung dịch làm sạch da physiogel, cetaphil, oilatum.

– Nếu bệnh tái phát nặng hơn, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ. Không nên tự ý cho bé dùng thuốc uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

– Hãy để bé ở trong môi trường thoáng mát, tránh tiếp xúc với chó mèo.

Lác sữa ở trẻ

  1. Bệnh tay chân miệng

Virus gây bệnh xảy ra quanh năm nhưng có xu hướng tăng mạnh vào tháng 5 và 9 hàng năm, bệnh gặp nhiều nhất ở trẻ từ 3 – 5 tuổi. Bệnh thường bùng phát ở những nơi như nhà trẻ, trường học hay nơi sinh hoạt tập thể. Hiện nay vẫn chưa có vắcxin đặc hiệu để phòng bệnh, cho nên cần thực hiện tốt các biện pháp để phòng bệnh.

– Đối với bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa: thực hiện ăn chính uống sôi, thường xuyên rửa tay – chân bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, trước khi ăn và sau khi đi tiêu.

– Mẹ cần lưu ý rửa tay sau mỗi lần thay tã, làm vệ sinh cho trẻ, rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước và xà phòng, rồi khử trùng bằng cloramin B 5%, đeo khẩu trang mũi miệng khi hắt hơi hoặc ho, cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh, thường ít nhất là 7 ngày.

– Tránh các tiếp xúc thân mật với người bệnh, không dùng chung dụng cụ.

– Không nên cho trẻ bị bệnh đến trường hay các nơi công cộng.

– Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, che miệng, mũi khi ho hay hắt hơi, cho bé ở chỗ thoáng mát, sạch sẽ.

Bệnh tay chân miệng thường gặp nhiều nhất ở trẻ từ 3 – 5 tuổi

  1. Viêm đường hô hấp trên

Đường hô hấp bao gồm các cơ quan mũi, họng, xoang, thanh quản, đó là những cơ quan ở phía trên của đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với không khí nên rất dễ bị ảnh hưởng trước các điều kiện bất lợi của môi trường, gây nên tình trạng viêm đường hô hấp trên. Ban đầu có thể trẻ chỉ bị cảm lạnh, sau đó có thể dẫn tới viêm họng, viêm mũi, viêm VA, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm tai giữa,…

Trẻ sơ sinh viêm đường hô hấp trên thường có các triệu chứng sau: nghẹt mũi, chảy mũi hoặc không chảy mũi, ho, khò khè, sốt nhẹ (từ 38,5°C trở lên), quấy khóc, bỏ bú,…

Các bậc cha mẹ cần có giải pháp phòng bệnh cho trẻ bằng cách:

– Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.

– Giữ ấm cổ cho bé khi ngủ tránh nhiễm lạnh; giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ.

– Người lớn khi tiếp xúc với trẻ thì phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng sát khuẩn.

– Không nên mở rộng ngay cửa sổ, cửa phòng lúc sáng sớm vì gió sáng lạnh.

– Luôn trang bị khẩu trang cho trẻ khi ra đường, cần dùng khăn hoặc tay che miệng khi ho, hắt hơi.

– Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh, hạn chế cho trẻ ra ngoài đường khi trời mưa.

Trẻ sơ sinh viêm đường hô hấp trên thường có các triệu chứng: nghẹt mũi, chảy mũi hoặc không chảy mũi, ho, khò khè, sốt nhẹ (từ 38,5°C trở lên), quấy khóc, bỏ bú,…

  1. Bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh lây truyền cấp tính do virus gây nên. Bệnh lây lan và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết ồ ạt, trụy tim mạch… gây tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn:

– Giai đoạn sốt ban đầu: sốt cao đột ngột liên tục từ 38-39 độ. Trẻ bứt rứt, quấy khóc, nôn trớ, chán ăn, buồn nôn, nôn, da sung huyết, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt, có chấm xuất huyết dưới da. Xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu, tiêu ra máu, số lượng bạch cầu giảm, số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần.

– Giai đoạn nguy hiểm: Thường rơi vào ngày thứ 3 -7 của bệnh. Biểu hiện trẻ có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt, có thể tràn dịch màng phổi màng bụng, phù nề mi mắt, gan to. Có thể có các biểu hiện như thoát huyết tương.

– Giai đoạn phục hồi: Sau giai đoạn nguy hiểm 48-72 giờ. Biểu hiện của trẻ: Hết sốt, tình trạng tốt lên, thèm ăn, huyết áp ổn định và tiểu nhiều. Khi xét nghiệm máu thì số lượng tiểu cầu trở về bình thường, số lượng bạch cầu tăng.

Cách xử trí khi trẻ có dấu hiệu sốt xuất huyết: Không cạo gió, tránh tuyệt đối dùng aspirin và Ibuprofen để hạ sốt. Nếu có một trong các dấu hiệu này cần cho trẻ nhập viện ngay: Sốt quá cao, xuất huyết lan rộng, chân tay lạnh, trẻ đang tỉnh táo bỗng lừ đừ, có khi vật vã, đau bụng dữ dội, da đổi màu.

Sốt xuất huyết là bệnh lây truyền cấp tính do virus gây nên và có thể dẫn đến hậu quả xấu nếu không điều trị kịp thời

Trên đây là 4 căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ vào mùa mưa mà mẹ nên biết để có thể phòng ngừa và phát hiện kịp thời nếu bé mắc phải. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho mẹ trong việc bảo vệ sức khỏe của bé yêu, nhất là vào thời điểm mưa nắng thất thường như hiện nay.

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé

Xem thêm các chủ đề:

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *