Trang Chủ » Máy Móc Dụng Cụ » Đừng để bị “móc túi” khi đem các đồ điện gia đình đi sửa ngoài tiệm

Đừng để bị “móc túi” khi đem các đồ điện gia đình đi sửa ngoài tiệm

Khi xài những đồ điện tử như: điều hòa, ti vi, tủ lạnh,… không thể tránh khỏi trục trặc, hỏng hóc, những lúc như vậy chúng ta đều mang chúng đi sửa chữa hoặc bảo hành. Vậy nhưng không ít người trong số chúng ta phải ngậm ngùi khi đem máy tới tiệm sửa mà không cứu được máy. Thậm chí trước khi sửa máy chỉ tậm tịt còn sau khi để máy lại cho kỹ thuật viên “khám bệnh” thì chết hẳn, và tiền sửa thì không hề nhỏ. Vậy làm sao để tránh rơi vào những tình huống không mong muốn trên?
Bài viết dưới đây Kết Nối Tiêu Dùng sẽ cùng bạn đi lật tẩy một vài chiêu trò của thợ sửa thường xài để móc túi người tiêu dùng để từ đó bạn có thể phòng tránh chúng nhé.
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa 
1 Đánh tráo, ăn cắp linh kiện
Đôi khi đem máy móc đến sửa và sau khi được kiểm tra một lượt những người thợ sẽ nói với bạn là “phải để máy lại kiểm tra”. Vài hôm sau bạn tới nhận máy về với lí do “không sửa được” hoặc phí sửa cao đến vô lí. Rất có thể bạn đã trở thành nạn nhân của chiếc máy bị “rút ruột”. Trong thời gian để máy ở lại cửa hàng, họ có quá nhiều cơ hội để lấy những bộ phận còn hoạt động được, thay vào đó là linh kiện hỏng, linh kiện không hỏng nhưng xuất xứ Tàu, hoặc thậm chí còn trơ tráo hơn là lấy luôn mà không thèm gắn đồ khác vào để lấp chỗ trống – cái này tùy thuộc “lương tâm nghề nghiệp” của người thợ.
Để tránh trường hợp này xảy ra, khi thợ rã máy để kiểm tra bạn nên yêu cầu họ cho mình kí tên lên những linh kiện máy, vỏ máy để sau này phân biệt được đâu là đồ của mình và những người thợ cũng không dám lấy đồ của bạn.
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa
2. Tiền công + linh kiện
Những thợ sửa chữa không trung thực thường sẽ báo giá tổng cộng cho việc sửa chữa – ví dụ, “của bạn tất cả hết ngần này, ngần kia”. Họ cố tình làm vậy để bạn không thể so sánh giá linh kiện và tiền công với các trung tâm dịch vụ khác. Làm vậy có lợi gì không? Chắc chắn là có rồi, ví dụ bạn đem điện thoại đi sửa thì ở trung tâm “chính hãng” một chiếc camera sau của điện thoại có giá 500 nghìn, và tiền công thay thế – 100 nghìn. Còn ở một cửa hàng khác họ đưa ra giá tổng là 500 nghìn cả công thay và linh kiện. Tưởng là rẻ, nhưng thực sự thì bạn được thay camera cũ chỉ có giá 200 nghìn, và tiền công trong trường hợp này những 300 nghìn. Tất nhiên, nếu họ công bố “đường đường chính chính” giá linh kiện cũ chỉ 200 nghìn, tiền công 100 nghìn thì nhiều khả năng bạn sẽ chọn linh kiện cũ thay vì đồ mới, và họ sẽ chỉ thu được của bạn 300 nghìn chứ không phải là 500 nghìn nữa.
Vì vậy, hãy luôn yêu cầu được cung cấp bảng giá linh kiện chi tiết chứ không nhập nhèm tính tổng.
3. Bán lại đồ cũ với giá đồng nát
Một chiêu trò của thợ sửa mà bạn hay gặp nữa là người thợ sẽ thông báo với bạn rằng: máy bị cháy vi xử lí, pin bị oxy hóa hay thậm chí là mọc rêu bên trong, và không thể sửa nổi trong khi chi phí thay đắt gần ngang ngửa với mua một chiếc máy mới. Và, bạn còn cần gì đến cục gạch vô dụng ý nữa? Thợ sẽ gợi ý mua lại của bạn chiếc máy với giá hữu nghị (không hơn giá đồng nát là bao) để xoa dịu nỗi buồn của bạn, cũng như thể hiện thiện chí của cửa hàng.
Thế là, chiếc điện thoại, chiếc ti vi, điều hòa,…. yêu quý của bạn vốn dĩ có khi chỉ cần chạy lại phần mềm, thay thế một vài linh kiện bị hư,… chỉ với dăm chục một trăm lại nghiễm nhiên rơi vào túi thợ sửa chữa, nhanh chóng được khắc phục lỗi và xuất hiện trên các trang mua bán với giá đắt hơn hàng chục, thậm trí hàng trăm lần. Nên nếu bạn nhận được lời mời mua lại máy thì bạn nên từ chối và cầm máy đến một vài cửa tiệm nữa để người ta kiểm tra, sẵn so sánh giá cả nếu bạn muốn bán máy đi khi chẳng may nó không sửa được nữa. Lúc này bạn cũng không sợ bị dụ bán lại với mức giá rẻ. Vì vậy, đừng vội tin những người thợ mà bán đi chiếc máy của mình nhé.
4. Chiêu “treo đầu dê, bán thịt chó”
Trên thực tế, nguyên tắc của chiêu thức này là: thay vì sử dụng các linh kiện chính hãng, thợ sẽ dùng các linh kiện Trung Quốc, hoặc rã từ các máy cũ khác ra để lắp cho bạn. Tiền bạn phải trả sẽ theo giá đồ chính hãng, còn họ thu được lời từ “xào nấu” linh kiện là bao nhiêu thì không ai biết được.
Tương tự cũng có thể xảy ra với bạn nếu bạn đem đồ điện tử của mình đi sửa: thợ sẽ thay hẳn cả bo mạch của những chiếc máy móc tương tự nằm chất đống vào máy bạn. Vừa dễ vừa nhanh hơn là ngồi kì cạch hàn nối. Tất nhiên, nếu người thợ có “tâm không sáng” thì chắc chắn bạn sẽ được thông báo là “đồ này hiếm lắm, em tìm mãi mới được nên giá đắt một chút, anh thông cảm.”
Sau khi rã máy người thợ sẽ lấy linh kiện của bạn và sau đó thay hàng dởm vào
5. Sửa chữa khi chưa được đồng ý
Nói chung, đây là mánh khóe bất hợp pháp, nhưng đôi khi nó cũng được một số cửa hàng áp dụng. Điểm mấu chốt là, nếu thợ thấy thuyết phục bạn sửa chữa là không khả thi do chi phí đắt tiền, thì bạn sẽ được biết về điều đó chỉ … sau khi việc sửa chữa đã được thực hiện, và bạn bị đặt vào tình huống “việc đã rồi”.
Lí do thì có rất nhiều: Tại sao bạn lại không đồng ý sửa chữa? Chúng tôi đã gọi, nhưng điện thoại của bạn không liên lạc được, hoặc trong hợp đồng có ghi là khi mang máy tới đây tức là bạn đã chấp thuận những điều khoản sửa chữa, kể cả việc “tiền sửa hậu tấu”. Mục đích của bạn là làm cho chiếc máy hoạt động đúng không? Đây, nhận đi này, và vui lòng thanh toán.
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa
6. Tính tiền công hay tiền linh kiện quá đắt
Cửa hiệu sửa chữa nào cũng có dịch vụ thay phụ kiện, bán linh kiện thay thế. Đây chính là nguồn lợi nhuận lớn của các cửa hàng sửa chữa. Các cửa hàng luôn được hưởng tiền chênh lệch giá linh kiện do ít người biết rằng thực sự linh kiện đó có giá bao nhiêu. Việc bị thợ lấy tiền một vài linh kiện  đắt hơn thị trường hoàn toàn là chuyện bình thường.
Ngoài ăn chênh lệch giá (có những nơi đội giá lên gấp rưỡi, gấp đôi giá gốc), việc thay đồ đơn giản, nhanh gọn hơn sửa chữa, phí dịch vụ lại cao.
Do đó, khi xác định máy bị hỏng và cần thay gì hãy hỏi trước giá, hoặc tham khảo giá ở các cửa hàng khác nhau. Tốt nhất, nên tìm hiểu một cửa hàng sửa chữa uy tín, đáng tin để thay và sửa khi cần, tránh bị tính tiền đắt
Hi vọng với những chia sẻ trên có thể giúp bạn một phần nào đó tránh bị móc túi khi đem đồ ra tiệm sửaNếu bạn muốn mua các loại thang nhôm chính hãng, an toàn giá rẻ hãy ghé Kết Nối Tiêu Dùng để được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp tư vấn và hỗ trợ thêm nhé.
Kết Nối Tiêu Dùng tự hào là nhà phân phối các dòng máy khoan bắt vít cầm tay, thiết bị – máy móc công nghiệp, thiết bị – dụng cụ đo, dụng cụ điện, thiết bị tổng hợp, máy hàn và phụ kiện hàn hay dụng cụ cầm tay chính hãng chất lượng tốt nhất với giá rẻ cùng các chính sách ưu đãi – giao hàng nhanh 1-2h làm việc – bảo hành đảm bảo, khách hàng có thể liên hệ cùng chúng tôi để được tư vấn chuyên sâu về các sản phẩm, cũng như chọn cho mình 1 sản phẩm phù hợp nhất với công việc.
Hoặc truy cập website https://www.ketnoitieudung.vn để lựa chọn và đặt hàng online các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình
Xem thêm:

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *