Trang Chủ » Tin Tức Khác » Bí quyết “bảo toàn” dinh dưỡng trong thức ăn của trẻ

Bí quyết “bảo toàn” dinh dưỡng trong thức ăn của trẻ

  1. Thịt lợn, thịt bò
Trước khi chế biến, nếu bảo quản thịt trong ngăn đông tủ lạnh, mẹ cần để tan trong vòng 2-3 giờ ở nhiệt độ phòng. Tuyệt đối không cho thịt vào nước sôi để rã đông vì các protein có giá trị trong thịt sẽ bị tiêu hao.
Image
Sau khi rã động thịt, cần rửa thịt nhanh dưới vòi nước lạnh, và chế biến ngay. Mẹ cũng cần lưu ý chỉ bỏ thịt vào nồi nước đã sôi. Bên cạnh đó, đun nấu thịt quá lâu, lượng chất đạm sẽ suy giảm và gây khó tiêu cho bé. Việc chế biến lâu cũng làm mất chất khoáng, vitamin và khiến chất béo, đường trở nên độc hại.
Nếu rán thịt, dầu mỡ khi rán phải đạt độ nóng hợp lí, rán khi dầu (mỡ) chưa sôi sẽ ngăn cản lớp màng bảo vệ bên ngoài thịt được hình thành, ngược lại nếu dầu mỡ quá nóng sẽ làm lớp màng bảo vệ bên ngoài của thịt bị cháy. Do vậy, cần rán thịt trong mỡ nóng, nhưng chưa đến độ bốc khói.
Cá nên nấu ít nhất trong vòng từ 10 phút trở lên (đã cắt thành miếng nhỏ, hay nguyên con (từ 500g trở lên) nhưng không quá nửa giờ. Cũng như đối với thịt, nên cho cá vào nước sôi, sau đó hạ lửa nhỏ xuống ngay. Khi rán (chiên), cần theo dõi không để rán quá tay, vì khi đó protein trở nên cứng và mất giá trị dinh dưỡng. Tốt hơn hết, nên rán cá ở cả hai mặt cho đến khi có vỏ vàng.
Image
  1. Rau củ
Khi mua rau về, nếu chưa chế biến ngay mẹ cần bảo quản rau củ cho bé ở tủ lạnh để giảm thiểu thất thoát vitamin C. Tuy vậy, một số loại thực phẩm như dưa chuột, bí ngô, khoai tây hay cà chua… là các loại có khả năng chịu lạnh kém, dễ mất đi các giá trị dinh dưỡng khi được giữ lạnh, do đó, nên bảo quản ở nhiệt độ phòng hoặc nấu chín các loại rau, củ, quả này trước khi để vào tủ lạnh.
Khi sơ chế, mẹ nên rửa rau củ dưới vòi nước chảy, không nên ngâm ngập rau quả lâu trong chậu nước, như vậy, mẹ sẽ tránh được việc các vitamin B, C và một số khoáng chất hòa tan trong nước.
Image
Khi chế biến, nên chọn cách hấp rau củ thay vì luộc để giữ được hàm lượng vitamin nhiều hơn. Thêm vào đó, một số nghiên cứu cho thấy, chế biến thức ăn dặm bằng lò vi sóng sẽ giữ lại nhiều dinh dưỡng hơn hấp dù phần lớn cha mẹ không ưa dùng lò vi sóng để chế biến.
Đặc biệt khi chế biến, mẹ lưu ý cần nấu rau, củ, quả trong thời gian ngắn nhất có thể, khi rau chín vừa là đủ. Tránh nấu lâu gây thất thoát các vitamin trong rau củ.
  1. Các loại hạt:
Thông thường các loại hạt không mất đi nhiều chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần lưu ý không nên nấu quá lâu, nên ngâm các loại hạt như đậu xanh, đậu Hà Lan trong nước lạnh khoảng 2 giờ. Sau đó đổ nước đó đi, cho vào nước lạnh mới và nấu. Nên đậy vung khi chế biến để vitamin không thất thoát theo hơi nước.
Image
  1. Muối
Loại gia vị này thường được sử dụng khi chế biến những thực phẩm với trẻ trên 1 tuổi để tránh ảnh hưởng xấu tới thận của trẻ. Với trẻ trên một tuổi, mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau để thực phẩm khi chế biến với muối không bị mất đi các chất dinh dưỡng thiết yếu:
– Nếu nấu khoai tây cả vỏ mẹ nên cho muối ngay từ đầu, nhưng đối với khoai tây rán thì chỉ nên cho muối khi đã rán gần xong.
– Cho muối vào canh rau khi rau đã chín.
– Với thịt, cho muối vào nước nấu thịt 30 phút trước khi nấu, cho muối vào thịt ngay trước khi cho lên chảo đối với thịt rán
– Với cá, nên cho vào lúc bắt đầu nấu
– Nên cho muối vào gan trước khi bắc lên chảo
Image
Xem thêm các chủ đề: 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *