Trang Chủ » Mẹ & Bé » Bé bị giật mình vào nửa đêm: nguyên nhân và cách điều trị

Bé bị giật mình vào nửa đêm: nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ em lớn lên trong giấc ngủ, do đó, giúp con ngủ ngon là mối quan tâm hàng đầu của cha mẹ. Tuy nhiên, trẻ nhỏ rất hay giật mình, khóc vào nửa đêm làm các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng? Hãy cùng Earthmama tìm hiểu các nguyên nhân của việc bé giật mình khi đang ngủ và cách điều trị qua bài viết sau đây mẹ nhé!

Có rất nhiều lý do làm trẻ bị giật mình vào giữa đêm

Có rất nhiều lý do làm trẻ bị giật mình vào giữa đêm

1. Nguyên nhân khiến trẻ giật mình vào nửa đêm

+ Trẻ gặp ác mộng

Khi gặp ác mộng, các bé thường thức dậy giữa đêm, la hét, khóc lóc. Nếu bé quá sợ hãi, mẹ cần trấn an, vỗ về con cho đến khi ngủ lại. Nếu con giật mình nhẹ, mẹ có thể áp tay nhẹ nhàng lên người để không tỉnh giấc.

Gặp ác mộng khiến trẻ sợ hãi, quấy khóc

Gặp ác mộng khiến trẻ sợ hãi, quấy khóc

+ Quấy khóc do tiểu dầm

Khi tã lót ướt sũng vì nước tiểu, bé sẽ ngủ không ngon giấc, lăn qua lăn lại, quấy khóc… Để khắc phục, mẹ cần thay tã thường xuyên, trước khi ngủ khoảng nửa tiếng đồng hồ thì không cho bé uống quá nhiều nước. Ngoài ra, nếu đã nắm rõ quy luật tiểu đêm của bé, mẹ cũng có thể chủ động trong việc thay tã, vừa tránh bé khó chịu lại vừa bảo đảm giấc ngủ cho người lớn.

Trẻ thường khóc khi tè giầm hoặc tã không được thay

Trẻ thường khóc khi tè giầm hoặc tã không được thay

+ Hội chứng sợ hãi về đêm

Hội chứng sợ hãi về đêm thường xuất hiện vài giờ sau khi ngủ. Lúc này,  bé sẽ ngồi dậy, mở mắt, vừa khóc vừa la. Tuy nhiên đến khi thức dậy vào buổi sáng thì hoàn toàn không có những biểu hiện như trước.

+ Nguyên nhân tiêu hóa

Bé bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc bị đầy hơi, khó tiêu… sẽ rất khó chịu và rất dễ giật mình dậy giữa đêm, thậm chí rất dễ sặc ngược nếu bố mẹ không để ý. Do đó, sau khi bú xong, mẹ nên bế bé thẳng để nghỉ ngơi 15 phút trước khi ngủ, hoặc có thể vỗ lưng để giúp bé ợ hơi, tránh khí dư gây ra hiện tượng trào ngược.

Bé bị đầy hơi, khó tiêu… sẽ rất khó chịu và rất dễ giật mình dậy giữa đêm

Bé bị đầy hơi, khó tiêu… sẽ rất khó chịu và rất dễ giật mình dậy giữa đêm

+ Trẻ bị thiếu canxi

Trẻ thiếu canxi sẽ chậm lớn, thấp còi, có nhiều biểu hiện như chậm mọc răng, ra mồ hôi trộm, giật mình vào ban đêm.

+ Trẻ bị nhiễm giun kim

Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ khó chịu vào ban đêm, vì giun kim thường hoạt động vào ban đêm gây ngứa hậu môn.

+ Trẻ bị các vấn đề về da

Trẻ bị rôm sẩy hoặc dị ứng bất thường nào đó ngoài da mà mẹ quên không bôi thuốc cho trẻ trước khi ngủ sẽ làm ngứa ngáy, khó chịu.

Các vấn đề về da như hăm tã là lý do khiến bé quấy khóc về đêm

Các vấn đề về da như hăm tã là lý do khiến bé quấy khóc về đêm

+ Biểu hiện bất thường về chức năng não

Giật mình cũng có thể là biểu hiện của một loại bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của não bộ. Mẹ cần đưa bé đi khám để có thêm nhiều thông tin cũng như các xét nghiệm cần thiết mới có thể chẩn đoán chính xác.

+ Bị đau và khó chịu khi mọc răng

Khoảng 5 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu mọc răng, dẫn đến hay khóc đêm do cảm giác bị đau, khó chịu. Nếu phần má, cằm, nướu nếu thấy bị sưng đỏ hay có bé sốt nhẹ… thì lúc đó con đang trong giai đoạn mọc răng. Khi bé khóc đêm quá nhiều do mọc răng, mẹ nên chườm lạnh để giảm đau, cho bé bú, hoặc cho bé ngậm ti giả để quay lại giấc ngủ.

Trẻ mọc răng sẽ khó chịu, đau nhức nên thường quấy khóc

Trẻ mọc răng sẽ khó chịu, đau nhức nên thường quấy khóc

2. Giải pháp giúp bé ngủ ngon không giật mình về đêm

Khi trẻ sơ sinh thường xuyên giật mình khi ngủ, ngủ không đủ giấc, ngủ chập chờn…sẽ dẫn đến nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn, phát triển chậm về cân năng và chiều cao. Để hạn chế hiện tượng này, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

+ Không vỗ lưng trẻ khi trẻ giật mình khi ngủ hay cho bé bú ngay mà nên quan sát một lúc xem bé có ngủ tiếp không.

Nếu trẻ giật mình thì mẹ cần đặt nhẹ tay lên ngực để con không tỉnh giấc

Nếu trẻ giật mình thì mẹ cần đặt nhẹ tay lên ngực để con không tỉnh giấc

+ Chỉ khi bé bật khóc hoặc cử động mạnh thì lúc đó cha mẹ mới nên dỗ dành bé và cho bé bú. Không quấn bé quá chặt trong chăn để tránh cho bé toát mồ hôi và có thể bị cảm lạnh, không để đèn quá sáng khi bé ngủ.

Mẹ cần vỗ về để bé không còn quấy khóc

Mẹ cần vỗ về để bé không còn quấy khóc

+ Đặt bé xuống giường hoặc nôi khi bé vừa thiu thiu ngủ. Khi đặt xuống thì vịn hai tay bé lại để bé không giật mình, giữ một lúc mới thả ra. Không nên cho bé thường xuyên ngủ trên tay mẹ.

+ Bổ sung vitamin D và canxi cho bé bằng sữa mẹ và các sản phẩm bổ sung dưỡng chất dành riêng cho trẻ nhỏ vì bệnh còi xương là một trong những nguyên nhân gây ra chứng giật mình vào ban đêm.

Mẹ cần bổ sung sữa và thực phẩm giàu vitamin D, canxi cho bé

Mẹ cần bổ sung sữa và thực phẩm giàu vitamin D, canxi cho bé

Bé bị giật mình về đêm có thể do nguyên nhân sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là do bệnh lý. Do đó, khi gặp trường hợp này, mẹ cần bình tĩnh quan sát, sau đó đưa con đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và có giải pháp phù hợp nhất!

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé.

Mẹ có thể xem thêm:

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *